Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Quang Trung - Huyện Tứ Kỳ

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Xã Quang Trung

Chiến tranh đã lùi xa, trên 30 năm đổi mới quê hương ta cũng như bao quê hương khác đã thay da đổi thịt, năm tháng có thể xóa đi nhiều vết của 1 thời, nhưng với kỷ niệm mang dấu ấn quê hương vẫn còn lưu giữ cho người xa quê là ngôi Đền Độ My cổ kính, ngôi Đền là một di sản văn hóa của cha ông ta để lại, và được UBND tỉnh Hải Dương cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa. Đền thờ thờ hai vị anh hùng của dân tộc, đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị đã có công giết giặc Tô Định, bảo vệ non sông xã tắc cách đây gần 20 thế kỷ sau Công nguyên. Và được nhân dân tôn sùng.

Chính tại di tích này đã ghi nhận dấu tích nghĩa quân, Hai Bà Trưng đã có công dẹp giặc gìn giữ non sông đất nước, mặc dù thời gian đã lùi xa nhưng dấu son lịch sử cho thế hệ mai sau vẫn còn nguyên vẹn.

 222.jpg

Bằng công nhân xếp hạng di tich cấp tỉnh năm 2005

1.jpg 

IMG_1968.jpg

Quang cảnh xung quanh đền

Mời bạn đến với Đền Độ My, địa chỉ google map: https://goo.gl/maps/pM875TZWkigThEGQ6

Đến với nơi đây, bạn không chỉ hòa mình với không gian yên bình và tĩnh lặng mà còn được biết và hiểu nhiều hơn về thần tích và bản sắc văn hóa nơi đây.

THẦN TÍCH ĐỀN ĐỘ MY XÃ QUANG TRUNG

          Đất Việt Nam Hùng vĩ,Trời đất việt bao la, Non sông xã tắc nước nhà. Độc lập tự do toàn dân phấn khởi. Nước thịnh dân an khắp cả hai miền, Đang nở rộ như rừng hao xuân đẹp. Phát huy truyền thống nền văn hóa của dân tộc, Tình nghĩa thủy chung, ơn trả nghĩa đền. Nghị quyết trung ương 5 năm như tiếng sấm vang rền Toàn đảng toàn dân trên khắp mọi miền, Đều phát huy giữ gìn bản sắc, nền văn hóa từ đời xưa của dân tộc, Nay cho phục hồi lễ hội khắp mọi nơi.Công ơn Đảng đời đời ghi nhớ mãi. Đức Bác Hồ không thể nào quên. Các Anh Hùng liệt sĩ đã hy sinh.Vì dân vì nước quên mình vì Tổ Quốc. Đã mang lại cho đời nhiều hoa thơm  trái ngọt. Sắc thắm hồng tươi đời đời bền vững.Toàn dân ta đều tạc dạ ghi lòng Nhớ tích xưa ngọc phả ghi rằng. Mã viện mang 10 vạn quân sang xâm lăng nước Việt. Trả nợ nước, rửa thù nhà quên sao được.Trưng Nữ Vương dùng đại nghĩa dấy binh.Từ đô thành Vĩnh Phú – Mê Linh. Quân đại nghĩa của hai Bà trùng trùng điệp điệp. Nam tướng nam binh, Nữ tướng nữ binh. Đã xuất chinh oai hùng lẫm liệt. Cờ đại nghĩa tung bay nghựa hý voi gầm.Tiếng quân reo vang dậy cả núi sông. Đội chiến thuyền lộng gió buồm căng Hai ngàn quân thủy cùng hai bà phương nam thẳng tiến. Để nghênh chiến giặc từ cửa biển. Sông văn úc kéo dài đến đò mè.Mặt sông lúc này sóng lớn gió to.Trời tối đêm hai bà đã cho quân dừng chân nghỉ lại. Đã lưu binh đồn trú nơi đây. Nữ Trưng Vương đã haạ trại nơi này. Tại Độ My khu – An Tứ Trang tên gọi ngày xưa nay còn để lại. Bày trận đồ chỉ đạo muôn quân. Và tuyển trai tráng tòng quân đánh giặc. Di tích còn ghi trên mảnh đất thiêng này. Đã có những đại binh nhân kiệt. Hai vị thánh thiên thần xuất hiện. Nguyện tòng quân đi giết giặc xâm lăng. Sáng hôm sau thế trận hùng binh. Thủy bộ chiến đã diễn ra vô cùng ác liệt. Giữa tham tàn quân Tô Định xâm lăng. Cùng Nữ Trưng Vương chỉ có dân binh. Hạ hồng phủ đã là nơi chiến địa. Chốn xa trường những tích xưa còn kể. Bến đò mè còn để lại lưu danh. Đống sương voi tử trận đã hy sinh. Năm 60 của thế kỷ 20, đào sông Quý Cao nhân dân còn tìm được gửi viện bảo tàng Hải Dương còn lưu giữ đến ngày nay. Còn chiến địa hạ hồng thủy trước đây. Là sông luộc Quý Cao nhân dân thường gọi. Đường lui binh của đại nghĩa binh. Sông Nhị Hà thẳng tới Mê Linh. Đánh tan quân giặc thu về 65 thành thị. Chiến thắng khải hoàn khánh hạ khao quân. Kiểm doanh tướng nhiều vị đã hy sinh oanh liệt. Đồng Mẫu tử hai mẹ con cùng trợ chiến. Mấy ngày sau mới biết rõ họ tên. Tên thánh mẫu thiên chu thiên khánh hoàng thái hậu đã có công phù giúp đại quân chiến thắng.

Trưng Nữ Vương đã tặng sắc phong

1 - Phong thánh mẫu thất phong thiên chu chiêu khánh hoàng thái hậu, yểu điệu thanh kỳ phi phương lúy mỹ Thượng Đẳng Thần.

2 - Sắc phong con trai Đạo cao thần vũ chàng Rồng Đại Vương Trung Đẳng Thần.

3 - Tặng phong tế thế hộ quốc hùng lược thông minh, Nhân, Trí, Dũng biến hóa linh thông

9.jpg

11.png

Untitled.png

Các sắc phong của Đền

Trưng Nữ Vương đã đại khai khánh hạ khen thưởng 3 quân. Chi sứ về An Tứ Trang mời các bô lão trong làng cho hoàng kim nhị hết 2 lọng vàng để tậu ruộng làm đền. cho đến thời nhà Lý Đền mới được xây thành ngôi Đền khang trang gồm 5 gian tiền tế, 3 gian trong từ, 1 gian Hậu cung, chất liệu gồm gỗ lim và gạch ngói, công trình tọa lạc theo hướng Tây nam trên mảnh đất bằng phẳng và rộng dãi, phía trước có tam quan gạch xây 2 lớp mái và có 2 cây cầu đá cổ, mỗi cây cầu có 3 nhịp bắc qua con ngòi chảy uốn cong theo hình vòng cung, cảnh quan thiên nhiên khá đẹp mắt và trong cửa vọng cung được đề 5 chữ

 “ PHÙ TRIỀU TRƯNG NỮ VƯƠNG''

z4467383059705_df45e633b36275436ad73e53cc97a815.jpgV

4.jpg

2.jpg

3.jpg

Cảnh bên trong Đền Độ My

Và từ đó các triều đại đều được quan tâm trùng tu bảo dưỡng và các triều đại đã phong sắc cho Đền, như vua Lý Thái Tổ. Trần Nhân Tông. Vua Đồng Khánh. Duy Tân Khải Định. Đến nay Đền vẫn giữ được 5 đạo sắc phong, trong thời kỳ Pháp thuộc cứ hàng năm nhà nước phong kiến đều cho người mang lễ gạo mới về để tế lễ vào tiết rằm tháng 8 âm lịch.

 8.jpg

7.jpg

Nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

          Trong 2 cuộc kháng chiến, chiến tranh đánh Pháp và đánh Mỹ Đền bị tàn phá hư hỏng nặng, nên Đền đã phải rời đi, một số vật liệu hư hỏng và thất thoát, số ít còn được giữ lại xây dựng vào công trình phúc lợi như trường cấp 1, sau này Đảng và nhà nước có chủ trương cho phép để khôi phục lại những nơi di tích lịch sử văn hóa trên phạm vi cả nước.

          - Năm 1998 thể theo nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân địa phương và tôn tạo khu di tích lịch sử Đền Độ My, xã đã cho phép mua lại một ngôi nhà thờ họ Đinh gồm 5 gian dao dĩ của thôn Đống lương xã Tiên Động huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương, khôi phục nhà tiền tế trả lại kiến trúc cũ Đền Độ My kiểu “ Tiền nhất – Hậu Đinh" và hàng năm mở lễ hội vào ngày 12/2 âm lịch.

z4467383513678_6aee881a92fe217387602948e07c9e64.jpg

          Ngày 18/7/1967 đã có đoàn khảo cổ học của tỉnh Hải Dương về kiểm tra và nghiên cứu về di tích lịch sử Đền Độ My xã Quang trung, và tiếp theo đó có nhiều đoàn khảo cổ khác về khảo sát và nghiên cứu, đến năm 1994 có đoàn khảo cổ tỉnh Hải Dương do ông Tăng Bá Hoành về thẩm tra đã xác nhận Đền Độ My xã Quang Trung là nơi di tích lịch sử thờ hai bà đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị, đã có công giết giặc giữ nước, và đã có văn bản giao cho UBND xã Quang Trung trùng tu bảo vệ.

          Từ đó Đảng bộ - HĐND – UBND – UBMTTQ các ban ngành đoàn thể chính trị - xã hội đã lãnh đạo nhân dân trong xã phát huy truyền thống, nền văn hóa dân tộc bảo vệ di tích văn hóa ở địa phương, để tỏ lòng thành kính với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ đó hàng năm đã có Nghị quyết của Đảng ủy- HĐND – UBND và có sự phối hợp của UBMTTQ các ban ngành đoàn thể vận động nhân dân trong xã, hàng năm tổ chức lễ hội vào ngày 12/02 âm lịch, để tỏ lòng thành kính và biết ơn những người đã có công giết giặc giữ nước.

z4255564139881_f583ff05ed1e21706cb46790c976eef2.jpg

Đền Độ My xã Quang Trung là di tích thờ hai bà Trưng, đền đã được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa vào ngày 12 tháng 02 năm 2005. 

Đền được cải tạo xây dựng từ năm 1980 của thế kỷ trước cho đến nay, các hạng mục của nhà đền đã xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sập đổ.

Năm 2017 Đảng ủy - UBND đã làm tờ trình với các cấp có thẩm quyền xem xét thực tế để hỗ trợ kinh phí trùng tu.

          - Từ đầu năm 2017 được sự quan tâm của Huyện ủy - UBND huyện - Phòng văn hóa thông tin đã tích cực kiến nghị, đề xuất Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh và đã được chấp thuận.

-  Ngày 09/5/2017 Đoàn Điều tra khảo sát của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh về khảo sát và có văn bản trình UBND tỉnh Hải Dương và đã được phê duyệt. Quyết định hỗ trợ theo quy định là Trùng tu, tu sửa 5 gian nhà Tiền bái của Đền.

Về quê hương Quang Trung, rất mong quý vị và các bạn cùng ghé thăm di tích lịch sử Đền Độ My.

Xin chào và hẹn gặp lại!